Trong quá trình chăm bé ngủ, có lúc mẹ sẽ thấy bé căng người, đưa hai tay bật lên và xòe ra ngoài, đầu gối co lên. Sau đó bé nắm tay lại và thu về cơ thể. Hiện tượng trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình cũng thường hay xảy ra . Mẹ cũng đừng lo lắng quá, hãy tìm hiểu và quan sát xem đây có phải là phản xạ tự nhiên ở trẻ.
Mục Lục Bài Viết
Vì Sao Trẻ Sơ Sinh Ngủ Hay Bị Giật Mình ?
Trẻ sơ sinh bị giật mình liên tục
-Đó là phản xạ tự nhiên sẽ biến mất sau khi trẻ được 3 đến 6 tháng tuổi.
-Tiếng ồn: khi ra thế giới bên ngoài bé phải làm quen với âm thanh nhưng tiếng ồn là kẻ lạ mặt khó chịu. Tiếng điện thoại, ti vi, tiếng còi xe, tiếng chó sủa..rất rất nhiều loại tiếng làm cho bé cảm thấy bất an và giật mình như một bản năng bảo vệ của trẻ.
-Cũng giống như người lớn, trẻ con cũng gặp ác mộng. Những cơn ác mộng lấy đi giấc ngủ ngon của bé khi bé căng thẳng, mệt mỏi, thời tiết nóng bức….
-Giật mình có thề là biểu hiện của việc trẻ bị ốm như bị viêm họng, viêm tai, giun sáng.
-Trẻ bị thay đổi chỗ ngủ như mẹ đang cho trẻ ngủ trên tay sau đó đặt trẻ vào nôi hay đặt bé xuống giường…
-Do trẻ bị đầy hơi, trướng bụng khi ngủ, cũng có thể do trẻ đói, tè ướt tã.
-Thiếu canxi có thể dẫn đến tình trạng còi xương nên trẻ ngủ hay bị giật mình kèm theo đó là đổ mồ hôi trộm , chậm mọc răng, rụng tóc vành khăn…
-Biểu hiện bất thường về cấu trúc và chức năng của não bộ.
Trẻ 3 tháng đầu ngủ hay bị giật mình
Trẻ vừa mới thay đổi môi trường, trong bụng mẹ trẻ được bao bọc và có cảm giác an toàn. Khi chào đời, trẻ có cảm giác bất an. Ngoài ra, do bé chưa phát triển hoàn thiện về các chức năng của não. Nên khi có bất kỳ kích thích nào bé cũng có thể phản ứng toàn thân gây nên hiện tượng giật mình.
Vì sao bé 6 tháng ngủ hay bị giật mình
Đây là giai đoạn phát triển mạnh của trẻ, trẻ sẽ giật mình thức giấc thường xuyên hơn để được ăn.
Từ 6 tháng tuổi trở đi, cơ thể trẻ sẽ sản sinh ra hormone melatonin để thích ứng vơi mức độ ánh sáng, làm cho trẻ cảm nhận được ánh sáng để thức dậy. Ánh sáng mạnh nơi bé ngủ làm bé bị giật mình.
Bé mọc răng, ôi những chiếc răng xinh lúc này sẽ làm bé khó chịu lắm. Bé sẽ bị sưng lợi đôi khi còn làm bé bị sốt và bé có thể giật mình trong lúc ngủ vì lý do này.
Bé sau 3 tháng tuổi dễ bị đầy hơi, điều này cũng làm bé bị giật mình.
Cách Làm Cho Trẻ Sơ Sinh Hết Giật Mình Khi Ngủ
Từ những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng giật mình ở trẻ, sau đây là một số mẹo để bé có giấc ngủ chất lượng. Những điều này mẹ có thể áp dụng ngay để cải thiện tình trạng giật mình.
Các mẹo để bé ngủ ngon và không bị giật mình
-Giữ cho nơi ngủ của bé được yên tĩnh, nhiệt độ phòng thích hợp từ 27-28 độ C. Để đèn ngủ với ánh sáng dịu nhẹ.
-Quấn khăn cho bé, không quấn quá dày, việc này sẽ cho bé cảm giác an toàn như khi ở trong bụng mẹ và giữ cho tay của bé không va vào mặt bé trong lúc ngủ vì trẻ hay có thói quen vung tay.
-Nên đặt bé xuống nôi/ xuống giường khi bé còn thiu thiu ngủ. Trong lúc hạ bé xuống mẹ bế bé càng sát thân mình càng tốt để bé không có cảm giác đang bị rơi xuống. Lúc này bé vẫn cảm thấy an toàn sẽ ít xảy ra phản xạ giật mình hơn.
-Tránh cho bé vừa ngủ vừa ngậm hay sờ ti nếu làm như vậy sẽ tạo thói quen xấu cho bé.
-Cho bé bú đủ trước khi ngủ.
-Hát ru cho bé trước khi ngủ, lời hát của mẹ sẽ giúp bé dễ đi vào giấc ngủ hơn.
-Thay tã cho bé mỗi 4 tiếng 1 lần, nếu tã bị bẩn mẹ phải thay cho bé ngay lập tức để tránh vấn đề hâm tả và giữ khô ráo để bé được ngon giấc.
-Cho bé tắm nắng thường xuyên vào buổi sáng từ 10-15 phút trong khoảng thời gian 7h-8h sáng.
-Tập cho trẻ ngủ đúng giờ, giai đoạn đầu hơi khó khăn nhưng mẹ bỉm kiên trì nhé để bé yêu có giấc ngủ ngon.
-Khi bé thức giấc giữa đêm, ba mẹ nghĩ rằng vỗ về, trò truyện thì con sẽ dễ ngủ. Nhưng điều này chỉ làm cho trẻ mất tập trung ngủ do trẻ sẽ “nói chuyện’ với ba mẹ.
Trẻ Sơ Sinh Ngủ Hay Bị Giật Mình Có Ảnh Hưởng Dến Tim Của Bé.
Trẻ sơ sinh ngủ hay bị giật mình là phản xạ tự nhiên của trẻ, khi các cơ quan hoàn thiện tình trạng giật mình sẽ giảm dần. Tuy nhiên, giật mình làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ có thể làm cho trẻ chậm lớn, chậm phát triển.
Mẹ cần quan sát kỹ tình trạng giật mình, nếu áp dụng những cách để trị bệnh giật mình ở trẻ tại nhà mà mẹ thấy không có hiệu quả, cần đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám.