Sa thành âm đạo khi mang thai là vấn đề được rất nhiều mẹ bầu quan tâm, lo lắng bởi không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn là an toàn của bé. Vậy nguyên nhân gây sa thành âm đạo khi mang thai là gì? Làm cách nào để nhận biết?
Mục Lục Bài Viết
Tìm hiểu sa thành âm đạo khi mang thai là gì?
Tình trạng sa thành âm đạo khi mang thai hay còn gọi là sa thành tử cung khi mang thai, là hiện tượng các cơ và mô xung quanh thành tử cung bị yếu dần đi, dẫn đến tình trạng tử cung bị trùng xuống, còn gọi là sa xuống âm đạo.

Hiện tượng sa thành âm đạo khi mang thai sẽ có nhiều mức độ khác nhau ở mỗi người, tùy vào tình trạng tử cung chùng xuống nhiều hay ít mà sa âm đạo có nguy hiểm hay không. Các mô cơ nâng đỡ, tạo sự đàn hồi cho tử cung cũng là thước đo để đánh giá tình trạng sa thành âm đạo khi mang thai có nguy hiểm không.
Nhận biết bằng mắt thường, sa thành âm đạo khi mang thai là khi bạn nhận thấy có một phần mô cơ lồi ra ngoài từ phía tử cung. Tình trạng của mô cơ này được chia thành 2 trường hợp chính là:
- Sa âm đạo không hoàn toàn: Tình trạng tử cung chùng xuống vừa đủ để lọt vừa vào âm đạo, tạo nên mô cơ lồi ra trong âm đạo hoặc cửa mình khi đang mang thai.
- Sa âm đạo hoàn toàn: Nặng hơn sa âm đạo không hoàn toàn là sa thành âm đạo khi mang thai hoàn toàn. Khi này, tử cung bị chùng xuống có dấu hiệu nghiêm trọng hơn, thậm chí lòi ra khỏi âm đạo và lộ hẳn ra ngoài.
Dấu hiệu nhận biết khi bị sa thành tử cung
Sa thành âm đạo khi mang thai không khó để nhận biết nhưng ở giai đoạn đầu, các dấu hiệu thường ít, khó nhận dạng và thường bị nhầm lẫn thành các cơn co tử cung bình thường. Thông thường, sa thành âm đạo khi mang thai được nhận biết khi đã chuyển biến nặng với triệu chứng như:
- Cảm thấy nặng nề, khó chịu ở vùng xương chậu, đôi khi cảm giác như có áp lực nặng tác động đến vùng này;
- Có dấu hiệu bị đầy hơi;
- Đau ở vùng thắt lưng, xương chậu, bụng dưới và lưng;
- Cảm nhận thấy dị vật lồi ra ở cửa mình hoàn thành âm đạo;
- Cảm giác đau khi quan hệ vợ chồng;
- Có khó khăn, đau đớn khi đưa dụng cụ vệ sinh vào trong âm đạo;
- Bị táo bón trong quá trình mang thai;
- Gặp khó khăn khi tiểu tiện, thường gặp nhất là tiểu không tự chủ, đi tiểu thường xuyên, tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu gấp,…

Theo các chuyên gia, dấu hiệu khi bị sa thành âm đạo khi mang thai có thể trở nên nặng nề, gây khó chịu nhiều hơn khi bà bầu đứng dậy, đi lại hoặc khi hắt hơi, ho mạnh. Nếu nhận thấy một hoặc nhiều dấu hiệu nêu trên, bà bầu hãy đến bệnh viện uy tín thăm khám để được bác sĩ tư vấn điều trị.
Nguyên nhân gây ra tình trạng sa thành âm đạo khi mang thai
Tình trạng tử cung bị chùng xuống âm đạo tạo cảm giác đau đớn, khó chịu thường do một nhóm cơ thành tử cung và dây chằng cố định tại đó bị tổn thương hoặc yếu dần đi, dẫn đến độ đàn hồi bị giảm, chảy xệ xuống tạo thành sa thành âm đạo khi mang thai.
Có rất nhiều nguyên nhân cụ thể khiến nhóm cơ trên bị chảy xệ, yếu và kém đàn hồi. Trong đó được chia thành:
Nguyên nhân do người mẹ
Sa thành tử cung có thể xuất phát từ chính sức khỏe, thói quen sinh hoạt hoặc bệnh lý của người mẹ, có thể kể đến như:
- Những người mẹ đã nhiều lần sinh thường qua đường âm đạo, khiến đường âm đạo giãn nở và dễ bị sa thành âm đạo khi mang thai hơn khi mang thai lần tiếp theo;
- Mẹ tuổi đã cao mới mang thai;
- Phụ nữ từng có tiền sử nạo phá thai.
Sa thành âm đạo khi mang thai do thai nhi gây áp lực
Những bà bầu mang đa thai, thường là thai đôi hoặc thai ba sẽ dễ bị sa thành âm đạo khi mang thai hơn những người mang thai đơn. Ngoài ra, thai nhi kích thước lớn cũng gây ra nhiều áp lực hơn lên trên thành tử cung của mẹ.

Nguyên nhân khác
Ngoài nguyên nhân khách quan từ mẹ và thai nhi trong quá trình mang thai thì còn có một số nguyên nhân khác dẫn đến sa thành âm đạo khi mang thai như:
- Dinh dưỡng thai kỳ không đảm bảo cân đối dẫn đến nguy cơ béo phì, thai nhi lớn, tạo áp lực cao lên thành tử cung;
- Mẹ bầu đang mang một số bệnh lý mãn tính như ho, táo bón, đầy hơi;
- Người mẹ khi mang thai thường xuyên làm việc nặng, cường độ hoạt động cao, bê vác đồ vật nặng.
Tóm lại, sa thành âm đạo khi mang thai là tình trạng nguy hiểm cho cả mẹ và bé, cần phòng tránh, nhận biết ngay từ giai đoạn đầu, tránh để lại biến chứng nguy hiểm. Mẹ bầu cũng cần khám thai thường xuyên, định kỳ để nhận biết, điều trị sớm sa thành tử cung.