Những điều mẹ bỉm cần chú ý khi mang thai tuần thứ 8

Đối với cơ thể mẹ bầu, khi bước vào giai đoạn mang thai tuần thứ 8, cơ thể mẹ sẽ xảy ra rất nhiều biến đổi so với những tháng trước. Để bảo vệ cơ thể tốt hơn cũng như tạo điều kiện cho em bé được phát triển toàn diện, bài viết này sẽ giới thiệu tất cả thông tin từ thay đổi về thể trạng, chế độ dinh dưỡng cũng như lưu ý chăm sóc sức khỏe quan trọng.

Cơ thể mẹ biến đổi ra sao khi mang thai tuần thứ 8?

Khi bước vào tuần thứ 8 (3 tháng đầu thai kỳ) cơ thể mẹ sẽ cảm nhận được những biến đổi rõ rệt. Những biểu hiện đó có thể là đầy hơi liên tục, ngực có dấu hiệu sưng và căng dần lên, đôi khi còn cảm thấy ngứa râm ran. Tình trạng ốm nghén vẫn tiếp tục xảy ra kèm theo đó là những khó chịu, mệt mỏi như khó ngủ, thường xuyên đi tiểu, nôn ói cả ngày,… do cơ thể đang phải làm việc quá sức khi có sự xuất hiện của em bé trong bụng.

Về mặt tinh thần, bạn đôi khi sẽ có cảm giác lo lắng, sợ hãi bất chợt. Đây cũng là những biến đổi hết sức bình thường của cơ thể khi mang thai tuần thứ 8. Tuy nhiên, để ngăn ngừa tình trạng bệnh tâm lý có thể xuất hiện hoặc chuyển biến nặng như trầm cảm, rối loạn lưỡng cực cảm xúc,… bạn nên cởi mở chia sẻ hoặc gặp bác sĩ tâm lý thường xuyên.

Thể chất và tinh thần của mẹ sẽ xuất hiện nhiều biến đổi đáng kể

Em bé phát triển như thế nào ở giai đoạn này?

Khi mang thai đến tuần thứ 7, thứ 8, em bé của bạn đang phát triển khá nhanh chóng. Chiều dài của em bé đang ở tầm nửa inch – hơn 1cm – khá nhỏ đúng không? Tuy nhiên ở giai đoạn này, cơ thể em bé đã xuất hiện những ngón tay, ngón chân nhỏ xíu. Cẳng tay và cẳng chân cũng dần dài thêm ra, cổ tay, khuỷu tay, cổ chân mỗi lúc một dài thêm ra, hình thành mí mắt, môi, đầu mũi và các nét khác trên khuôn mặt.

Hình ảnh siêu âm của em bé ở tuần thứ 8

Lưu ý quan trọng khi mang thai tuần thứ 8

Điều quan trọng nhất mà bạn luôn phải ghi nhớ trong suốt thời gian mang thai của mình chính là chế độ dinh dưỡng điều độ. Bạn phải đảm bảo cơ thể mình được nạp đầy đủ các chất, nhất là kẽm, axit folic, sắt,… Nếu tình trạng ốm nghén quá nặng, bạn có thể chia nhỏ các bữa ăn, dùng kèm gừng và bạc hà để hạn chế cảm giác buồn nôn. Trong giai đoạn này, việc tập thể dục, vận động nhẹ nhàng cũng rất cần thiết để hệ thống tuần hoàn, tiêu hóa trong cơ thể bạn được hoạt động ổn định. Việc khám thai định kỳ tại phòng khám uy tín cũng giúp bạn theo dõi được kỹ lưỡng quá trình phát triển của thai nhi cũng như kịp thời phát hiện những bất thường có thể gây ảnh hưởng đến 2 mẹ con. Bên cạnh những lưu ý cần thực hiện, bạn cũng cần phải để tâm không ít những điều không nên làm để bảo vệ mình và con tốt hơn.

Đầu tiên, việc tập thể dục của bạn phải vừa sức và đều được có sự cho phép của bác sĩ. Những hoạt động như chạy bộ, tập gym cường độ mạnh phải được hạn chế hết mức, thay vào đó là bơi lội, đi bộ, thiền hoặc yoga dành riêng cho mẹ bầu. Bên cạnh đó, bạn cũng cần tránh xa các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá, cà phê (được phép nhưng có liều lượng nhất định). 

Các mẹ nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và đầy đủ dưỡng chất

Thêm một lưu ý chung cho tất cả các bà mẹ ở mọi giai đoạn của thai kỳ đó chính là việc dùng thuốc kháng sinh. Hầu hết các bác sĩ sản khoa đều khuyến cáo bạn không nên dùng thuốc kháng sinh kể cả thuốc kê đơn hay không kê đơn để hạn chế tác dụng phụ có thể để lại cho em bé. Dùng phòng tắm hơi hay thuốc nhuộm tóc, tiếp xúc gần với sơn tường hay hóa chất có mùi cũng cần phải được hạn chế tuyệt đối.

Mang thai tuần thứ 8 sẽ làm cơ thể mẹ có nhiều biến đổi quan trọng, để cơ thể luôn khỏe mạnh và em bé được phát triển bình thường, mẹ nên tham khảo thông tin thường xuyên từ những nguồn uy tín. Hy vọng bài viết này đã cung cấp phần lớn những lưu ý quan trọng mà mẹ cần trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ. Chúc mẹ bỉm luôn giữ được sức khỏe, em bé phát triển ổn định và bình an.

Related Posts

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Liên quan nhất