Mẹo Trị Đái Dầm Ở Trẻ Em Hiệu Quả Bất Ngờ

Đái Dầm Ở Trẻ Em

dai dam o tre em

Trẻ nhỏ đái dầm là hiện tượng bình thường do các cơ quan chưa phát triển hoàn thiện và bé chưa kiểm soát được việc tiểu tiện của mình. Tần suất đái dầm thay đổi theo từng độ tuổi do khả năng kiểm soát bàng quang của bé được hoàn thiện theo thời gian.

Từ 0 -18 tháng tuổi, trẻ không cảm nhận được bàng quang đầy hay rỗng. Vào độ tuổi 18 – 24 tháng, trẻ bắt đầu cảm nhận được bàng quang rỗng. Phần lớn trẻ phát triển khả năng nhịn tiểu ở độ tuổi từ 2-3 tuổi. Trong giai đoạn 3-5 tuổi, trẻ có thể nhịn tiểu và khô ráo cả ngày. Tuy nhiên, một số bé bị chứng đái dầm mặc dù đã đến tuổi có thể kiểm soát được bàng quang.

Các Loại Bệnh Đái Dầm Ở Trẻ Em

cac loai benh dai dam o tre em

Đái dầm là chứng bệnh tiểu không tự chủ ở trẻ, thường xảy ra vào ban đêm và cả ban ngày. Có 10% trẻ nhỏ từ 5-6 tuổi mắc bệnh này.

Bệnh đái dầm có 2 loại là đái dầm tiên phát và đái dầm thứ phát.

Đái dầm tiên phát

Đây là tình trạng đái dầm phổ biến nhất ở trẻ. Trẻ có thể kiểm soát được việc đi tiểu ban ngày nhưng không thể giữ liên tục khô ráo vào ban đêm trong ít nhất 6 tháng.

Đái dầm thứ phát

Trẻ em không đái dầm vào ban đêm và giữ khô ráo liên tục trong ít nhất 6 tháng và sau đó lại đái dầm.

Nguyên Nhân Đái Dầm Ở Trẻ Em

nguyen nhan dai dam o tre

Đái dầm là hiện tượng khá phổ biến đối với trẻ nhỏ, khoảng từ 3-5 tuổi phần lớn trẻ sẽ không đái dầm nữa. Nhưng cũng có một số ít trẻ vẫn đái dầm dù đã qua độ tuổi đó. Có thể do một số nguyên nhân sau:

Đối với đái dầm tiên phát:

– Do bé chậm phát triển các kỹ năng cần thiết. Đối với trẻ bình thường, khi bàng quang đầy và không thể giữ nước tiểu cho đến sáng nó sẽ phát tín hiệu lên não làm bé thức giấc để đi vệ sinh. Một số bé chưa học được kỹ năng này nên dễ bị đái dầm vào ban đêm.

– Khi bé ngủ sâu, não sẽ bỏ qua tín hiệu mà bàng quang gửi đến làm bé không thức giấc và đái dầm.

– Trẻ có sở thích nghịch nước khi tắm nên đôi khi quên “đi tè” nên dễ mắc tiểu vào ban đêm.

– Do bất thường về sinh lý hoặc dị tật bẩm sinh của bàng quang. Bàng quang của trẻ đái dầm có dung tích chức năng nhỏ hơn của trẻ bình thường. Nghĩa là về mặt giải phẫu, dung tích bàng quang là như nhau nhưng đối với trẻ bị đái dầm, trẻ cảm thấy mắc tiểu trước khi bàng quang đầy thực sự. Vào ban ngày trẻ phải đi tiểu thường xuyên, khả năng giữ nước vào ban đêm của bàng quang thấp hơn hơn.

– Vào ban đêm cơ thể bé sẽ được hormone chống lợi tiểu ngăn cơ thể tạo nước tiểu vào ban đêm. Nếu cơ thể trẻ không sản xuất đủ hormone này thì cơ thể sẽ tạo ra nhiều nước tiểu hơn và bé chưa kiểm soát được bàng quang thì dẫn đến tình trạng đái dầm.

– Di truyền, nếu trẻ có ba mẹ bị đái dầm khi còn nhỏ thì trẻ có nguy cơ bị đái dầm lên đến 44%. Nếu ba mẹ trẻ không từng bị đái dầm thì tỷ lệ này giảm còn 14%.

Đối với đái dầm tiên phát:

– Hệ thống thần kinh có vấn đề bất thường gây ra tình trạng đái dầm.

– Ba mẹ cho trẻ uống cà phê làm bé mắc tiểu nhiều đặc biệt là trước khi ngủ là bé sẽ có khả năng đái dầm vào ban đêm.

– Nhiễm trùng đường tiết niệu, táo bón, tiểu đường làm bé buồn tiểu cả ban ngày lẫn ban đêm

Làm Thế Nào Để Khắc Phục Bệnh Đái Dầm Ở Trẻ Em

Để khắc phục bệnh đái dầm ở trẻ em trước hết cần biết nguyên nhân gây nên chứng đái dầm.

khac phuc dai dam o tre

Chuẩn đoán

Mẹ cần đưa bé đến bác sĩ để được chuẩn đoán bệnh. Bác sĩ sẽ hỏi mẹ về tiểu sử bệnh của bé để loại trừ nguyên nhân do táo bón, nhiễm trùng đường tiết niệu, tiểu đường…Sau đó, bác sĩ sẽ hỏi mẹ tình trạng đái dầm của trẻ để xác định xem là đái dầm tiên phát hay đái dầm thứ phát

Cách khắc phục

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp cho bé. Đồng thời thay đổi một vài thói quen sinh hoạt để cải thiện tình trạng bệnh của bé.

Chữa Bệnh Đái Dầm Cho Trẻ 4 Tuổi

tri dai dam cho tre 4 tuoi

– Không la mắng bé, vì đây là bệnh lý, bé cũng đâu muốn mình bị đái dầm.

– Cho trẻ uống đủ nước vào ban ngày và hạn chế uống nhiều nước vào ban đêm, đặc biệt là trước khi đi ngủ. Nếu trẻ thấy khát có thể cho trẻ 1 ngụm nước nhỏ để tránh khô miệng.

– Tập cho bé có thói quen đi tiểu trước khi ngủ, tập cho trẻ đi tiểu đúng giờ.

– Không cho bé ăn những thức ăn chứa caffein như cacao, sô cô la, cà phê vào ban đêm.

– Đừng đánh thức bé vào ban đêm vì sẽ làm bé mất giấc ngủ

-Mẹ dùng dầu oliu massage vùng bụng dưới của bé để tăng cường cơ tiết niệu, cải thiện khả năng kiểm soát bàng quang.

-Nếu bàng quang chậm phát triển, khi bé mắc tiểu mẹ không cho bé đi tiểu ngay mà giữ từ 10-20 phút. Việc này sẽ giúp mở rộng và cải thiện khả năng kiểm soát bàng quang. Uống nhiều nước để bàng quang vận động và mở rộng.

– Mẹ có thể cho bé ăn một số thực phẩm để cải thiện tình trạng đái dầm.

+Mật ong: Dùng một thìa mật ong nhỏ mỗi ngày sẽ giúp bé giữ nước tiểu từ đêm cho đến sáng.

+Cho bé ăn vài quả óc chó và nho khô trước khi ngủ.

+Chè hạt sen đậu đen.

 

 

Related Posts

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Liên quan nhất