Mâm ngủ quả ngày tết, Nét đẹp trong văn hóa Việt

Bên cạnh bánh trưng xanh, thịt mỡ dưa hành, câu đối đỏ…thì mâm ngũ quả cũng là một phần không thể thiếu trong tết cổ truyền của Việt Nam. Đây là một nét văn hóa đặc trưn, một tục lệ đẹp đầy nhân văn của người Việt, thể hiện sự thành kính hướng về nguồn cội, tổ tiên và mong ước một năm mới đủ đầy, hạnh thông, mọi điều như ý. Trong nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ thông tin về mâm ngủ quả ngày tết Việt, các bạn cùng tham khảo nhé.

Mâm ngủ quả ngày tết

mam ngu qua ngay tet

Ý nghĩa của mâm ngũ quả ngày tết

Nhật Ký Mẹ Bầu Không biết phong tục này có tự bao giờ, nhưng hằng năm cứ vào khoảng 28 tháng 12 âm lịch thì nhà nhà trên mọi miền tổ quốc đều bày biện bộ mâm ngũ quả với nhiều sản vật lên bàn thờ gia tiên.  Mâm ngủ quả mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Mâm ngũ quả có nguồn gốc từ đạo Phật giáo, được nhắc đến trong kinh Ullambana Sutr . Theo quan nhiệm của nhà Phật 5 loại quả với 5 màu sắc khác nhau tượng cho ngũ thiện căn gồm  tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn và huệ căn. Tức là lòng tin, ý chí, trí tuệ, tĩnh tâm, sáng suốt.

 Bên cạnh đó, trong hóa phương Đông, 5 loại quả cũng ứng với thuyết ngũ hành kim, mộc, thủy, hỏa, thổ.. thể hiện sự sống, sự đủ đầy. Ngoài ra, “ngũ” còn thể hiện ước muốn của người Việt đạt được ngũ phúc lâm môn: Phúc, quý, thọ, khang, ninh.

Việc bày mâm ngũ quả ngày Tết mang ý nghĩa bày tỏ tấm lòng thành kính với các bậc tổ tiên, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn. Quả cũng tượng trưng cho thành quả lao động cả năm của con cháu dâng lên các bậc bề trên.

Ý nghĩa một số loại quả trên mâm ngũ quả

y nghia trai cay trong mam ngu qua ngay tet

  • Chuối: Tượng trưng cho con cháu sum vầy, quây quần, đầm ấm, hứng lấy may mắn, bao bọc và chở che.
  • Phật thủ: Bàn tay phật che chở cho cả gia đình.
  • Bưởi: Mong muốn an khang, thịnh vượng.
  • Cam, quýt: Tượng trưng cho sự thành đạt.
  • Lê: Vị ngọt thanh, ngụ ý việc gì cũng trơn tru, suôn sẻ.
  • Lựu: Nhiều hạt, tượng trưng cho con đàn cháu đống.
  • Quả lê hoặc dưa lê: Tượng trưng cho sự thành đạt, thăng tiến.
  • Táo: Phú quý, giàu sang.
  • Thanh long: Rồng mây hội tụ, thể hiện sự phát tài phát lộc.
  • Dưa hấu: Căng tròn, mát lành, hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn.

 

Cách bày mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả thường bày trên một cái mâm bằng gỗ tiện, sơn son, có chân, gọi là mâm bồng. Nếu không có mâm bồng, có thể bày trên một cái đĩa to, nhưng phải đặt trên chồng bánh chưng để tạo dáng cao, uy nghiêm, thành kính. Mâm ngũ quả là mâm quả gồm 5 loại khác nhau, mỗi loại tượng trưng cho một ước nguyện của gia chủ, thông qua tên gọi và màu sắc.  Tùy theo từng vùng miền với đặc trưng về khí hậu, sản vật và quan niệm riêng mà người ta chọn các loại quả khác nhau để bày mâm ngũ quả.

Mâm ngũ quả miền Bắc

mam ngu qua mien bac

Người miền Bắc thường bày mâm ngũ quả theo quan niệm ngũ hành trong văn hóa phương Đông. Theo đó, mâm ngũ quả kết hợp 5 màu: Kim màu trắng, Mộc màu xanh, Thủy màu đen, Hỏa màu đỏ, Thổ màu vàng. Mâm ngũ quả miền Bắc thường có 5 loại: Chuối, bưởi, đào, hồng, quýt.

Cách bày truyền thống : Chuối ở dưới cùng, đỡ lấy toàn bộ các loại quả khác. Chính giữa là quả bưởi hoặc phật thủ vàng. Các loại quả bày xung quanh. Những chỗ còn trống cài xen kẽ quýt vàng, táo xanh, hoặc những quả ớt chín đỏ.

Mâm ngũ quả miền Trung

cach bay mam ngu qua mien trung

Miền trung nắng gió, khí hậu khắc nghiệt, ít hoa quả nên người dân nơi đây cũng không quá câu nệ hình thức, ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết, chủ yếu là có gì cúng nấy, thành tâm dâng kính tổ tiên. Bởi thế, mâm ngũ quả mỗi nhà lại khác nhau, quả gì cũng được, miễn là tươi ngon. Các loại quả thường thấy là: Thanh long, chuối, dưa hấu, mãng cầu, dứa, sung, cam, quýt…

Mâm ngũ quả miền Nam

cach bay mam ngu qua mien nam

Mâm ngũ quả của người miền Nam thể hiện rõ tính bình dị, dân dã và hóm hỉnh. Mỗi người một cuộc sống và mong muốn khác nhau. Các loại hoa quả trong miền Nam khá phong phú, người dân nơi đây thường chọn 5 loại quả: mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài để bày mâm ngũ quả với mong muốn “Cầu sung vừa đủ sài”.

Ngoài ra, mâm ngũ quả có có thêm chân đế là 3 quả dứa, mộtcặp dưa hấu xanh vỏ, đỏ lòng tượng trưng cho lòng trung nghĩa và trinh tiết của người phương Nam. Ở miền Nam, người dân thường kiêng kị bày một số loại quả vì theo cách phát âm tên gọi mang ý nghĩa không tốt như:chuối, lê, quýt….

Lưu ý khi lựa chọn và bày mâm ngũ quả ngày tết

  • Chọn quả tươi và đẹp mắt: Chuối cần phải chọn những nải chuối xanh. Các loại quả khác như xoài, mãng cầu, đu đủ, hồng… nên chọn mua quả ương. Dưa nên chọn những quả xanh vỏ đỏ lòng. Dù có nhiều loại hoa quả, cũng nên bày thêm quả Phật thủ là biểu tượng của bàn tay Phật.
  • Mâm ngũ quả nên chỉ bày những loại quả chứ không nên bày hoa hay những thực phẩm khác trên đó, sẽ khiến cho mâm ngũ quả sẽ mất đi ý nghĩa thực sự của nó.
  • Các bạn nên tránh những loại quả có gai nhọn: mít, sầu riêng, chôm chôm. Quả có mùi quá hắc, quả hệ rau, quả mọc sát đất như cà chùa, sầu riêng…
  • Khi đặt lên mâm ngũ quả các bạn nên rửa trước và để vào chỗ thoáng gió một chút cho nó ráo nước, hoặc có thể dùng khăn để lau khô phần ngoài của trái cây. Bên cạnh đó, các bạn cũng không nên phơi trái cây ngoài nắng khiến cho trái cây nhanh héo

Trên đây là một số thông tin chia sẻ về ý nghĩa nhân văn của mâm ngũ quả, cách bày trí của 3 miền và một số điểm cần lưu ý khi bày mâm ngũ quả… Hi vọng những thông tin trên hữu ích cho các bạn. Chúc mọi người có một tết đoàn viên vui vẻ, đầy tài lộc và thật nhiều may mắn trong cuộc sống nhé.

Related Posts

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Liên quan nhất