Bà bầu tắm nắng để tăng cường vitamin D cho thai nhi là điều được truyền miệng rất nhiều. Liệu đây có phải phương pháp đúng? Bà bầu tắm nắng thế nào để hiệu quả? Mời bạn cùng khám phá ngay sau đây.
Bà bầu có nên tắm nắng không?
Mang thai có nên tắm nắng không và vì sao là thắc mắc của rất nhiều người khi nói đến vấn đề này. Nguyên nhân là vì bà bầu thường khá nhạy cảm với những yếu tố xung quanh, cần được chăm sóc và nghỉ ngơi nhiều hơn, cẩn trọng trong vấn đề ăn uống và sinh hoạt hàng ngày.

Vậy bà bầu tắm nắng có được không? Theo khuyến cáo từ nhiều chuyên gia y tế có tiếng, bà bầu vẫn nên tắm nắng đúng cách và đảm bảo những lưu ý an toàn. Bởi khi mang bầu, nhu cầu vitamin D của bà bầu tăng lên rất cao nhằm cung cấp cho sự phát triển xương khớp toàn diện của thai nhi, nếu thiếu, có thể dẫn đến nhiễm trùng đường hô hấp hoặc bé thở khò khè.
Tuy tắm nắng đem đến nhiều lợi ích đối với bà bầu nhưng theo các chuyên gia, bà bầu không nên tắm nắng từ tháng thứ 4 trở đi, thời gian tắm nắng cần cân đối, không nên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là những lúc mặt trời lên cao, nắng gắt, rất dễ gây đen sạm hoặc thậm chí là ung thư da.
Một điều cần lưu ý nữa khi cho bà bầu tắm nắng, đó là thời gian này, da thường nhạy cảm hơn mức bình thường, dễ chịu tác động tiêu cực từ môi trường nên nếu muốn tắm nắng, bà bầu nên chọn khung giờ nắng dịu và thoa kem chống nắng toàn thân để bảo vệ làn da, sức khỏe.
Bà bầu tắm nắng có nguy hiểm không?
Thời gian mang bầu là thời gian tương đối nhạy cảm nên việc tắm nắng có gây hại gì cho bà bầu không cũng được nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Nếu bà bầu tắm nắng sai cách, rất có thể sẽ dẫn đến rủi ro như:

- Ung thư da: Nguy cơ đầu tiên bà bầu có thể gặp phải khi tắm nắng là ung thư da. Sự tác động của tia UV từ ánh nắng mặt trời có thể làm tăng hắc sắc tố nhanh chóng, gây nguy cơ cao hình thành tế bào ung thư.
- Da lão hóa sớm: Tia UV cũng là thủ phạm chính dẫn đến tình trạng da lão hóa sớm, nhăn nheo, mất nước và chảy xệ.
- Nám da nghiêm trọng hơn: Hắc sắc tố sản sinh nhiều dưới tác động của ánh nắng mặt trời gây nên tình trạng rối loạn hắc sắc tố, hay còn gọi là nám da.
- Tăng tính nhạy cảm của da: Da bà bầu vốn đã nhạy cảm, nếu tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp quá lâu sẽ dẫn đến tăng tính nhạy cảm, thậm chí là mẩn đỏ, kích ứng, bong tróc,…
- Dị tật bẩm sinh: Thai nhi tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh khi mẹ bầu bà bầu quá nhiều hoặc phơi nắng quá gắt, khiến axit folic bị phá hủy.
- Thai nhi tăng nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng: Theo một nghiên cứu nổi tiếng tại Úc cho thấy, những bà bầu tắm nắng thường xuyên thường tỷ lệ trẻ sinh ra có nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng cao hơn những trẻ em khác.
- Cơ thể mất nước: Nắng nóng khiến cơ thể dần nóng lên và bắt buộc kích hoạt hệ thống bài tiết, hạ nhiệt tự nhiên thông qua đổ mồ hôi. Nếu không bổ sung nước kịp thời sẽ dẫn đến nguy cơ mất nước, mất chất điện giải.
Bạn có thể tham khảo thêm: Top 9 trái cây tốt cho bà bầu giữa thai kỳ, mẹ ăn con khỏe
Bà bầu tắm nắng đúng cách cần lưu ý gì?
Sau khi đã tìm hiểu về những rủi ro có thể gặp phải khi bà bầu tắm nắng, bạn cũng cần biết cách tắm nắng đúng để mẹ khỏe, bé ngoan, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tuy có nhiều rủi ro do tắm nắng nhưng không thể phủ nhận, tắm nắng giúp bà bầu bổ sung nhiều vitamin D cho cơ thể, tăng sức đề kháng tự nhiên, giảm căng thẳng và tinh thần thoải mái hơn. Vì thế, nhiều chuyên gia vẫn khuyến cáo bà bầu tắm nắng nhưng để an toàn, đừng bỏ qua những lưu ý sau:
- Khi tắm nắng, bà bầu nên chuẩn bị mũ rộng vành hoặc kính râm để tránh ánh nắng chiều trực tiếp vào mắt rất nguy hiểm;
- Nên thoa kem chống nắng cho cả người và mặt trước khi tắm nắng ít nhất 30 phút, giúp bảo vệ làn da dưới tác động từ tia UV;
- Không nên tắm nắng vào khoảng thời gian sau 9h sáng bởi khi này, lượng tia UV bắt đầu tăng lên mạnh mẽ, không đem lại nhiều hiệu quả mà còn gây ra rủi ro cho da cũng như sức khỏe;
- Bổ sung nước thường xuyên cho cơ thể. Bà bầu tắm nắng có thể vừa nhâm nhi tách trà hoặc một cốc nước ép, đọc vài trang sách cũng đem lại hiệu quả thư giãn cao hơn.

- Khi tắm nắng, bà bầu nên chuẩn bị mũ rộng vành hoặc kính râm để tránh ánh nắng chiều trực tiếp vào mắt rất nguy hiểm;
- Nên thoa kem chống nắng cho cả người và mặt trước khi tắm nắng ít nhất 30 phút, giúp bảo vệ làn da dưới tác động từ tia UV;
- Không nên tắm nắng vào khoảng thời gian sau 9h sáng bởi khi này, lượng tia UV bắt đầu tăng lên mạnh mẽ, không đem lại nhiều hiệu quả mà còn gây ra rủi ro cho da cũng như sức khỏe;
- Bổ sung nước thường xuyên cho cơ thể. Bà bầu tắm nắng có thể vừa nhâm nhi tách trà hoặc một cốc nước ép, đọc vài trang sách cũng đem lại hiệu quả thư giãn cao hơn.
Hy vọng những chia sẻ về việc bà bầu tắm nắng trên đây có thể giúp bạn hiểu hơn về tác dụng cũng như rủi ro khi thực hiện sai cách. Như đã nói ở trên, mẹ bầu trên 4 tháng không nên tắm nắng nữa vì dễ dẫn đến nguy hiểm, triệt tiêu axit folic gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi.