Giải đáp thắc mắc: Bầu uống nước mía được không?

Nước mía là thức uống giải khát ngon miệng, có nhiều lợi ích cho sức khỏe nên được nhiều người yêu thích. Vậy bầu uống nước mía được không? Có ảnh hưởng đến thai nhi không? Mời bạn cùng tìm hiểu ngay sau đây. 

Bầu uống nước mía được không? 

Một trong những thắc mắc về thời gian mang bầu được nhiều chị em quan tâm nhất là bầu uống nước mía được không. Nhiều chuyên gia nhận định rằng, thai phụ có thể uống nước mía bình thường, không những không gây hại khi uống lượng vừa đủ mà còn cung cấp cho cơ thể rất nhiều chất dinh dưỡng như magie, canxi, sắt, vitamin A, B1, B2, B3, C,…

Nước mía chứa nhiều dinh dưỡng và giải khát rất tốt

Nhờ thành phần dinh dưỡng dồi dào mà nước mía là một trong những loại nước giải khát thích hợp với mẹ bầu, có thể uống thường xuyên để hỗ trợ sức khỏe cho thai phụ và ổn định phát triển cho thai nhi. 

Tóm lại, giải đáp câu hỏi bầu uống nước mía được không là có, bà bầu hoàn toàn có thể uống nước mía trong khi mang bầu nhưng không nên quá lạm dụng thức uống này, dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe không mong muốn, đặc biệt là tiểu đường thai kỳ. 

Bà bầu uống nước mía có lợi không? 

Ngoài thắc mắc bầu uống nước mía được không, nhiều thai phụ còn phân vân về lợi ích mà loại nước này đem lại cho sức khỏe mẹ bầu. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, thành phần dinh dưỡng có trong nước mía dồi dào, có thể bổ sung cho sức khỏe, đem lại những lợi ích như: 

Phòng bệnh 

Nhờ hàm lượng dinh dưỡng dồi dào nên khi uống nước mía, mẹ bầu có thể bổ sung nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, hỗ trợ hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn, cải thiện khả năng miễn dịch, tăng sức đề kháng tự nhiên cho cơ thể.

Bà bầu uống nước mía thường xuyên, đều đặn với một lượng nhất định còn giúp phòng chống các mầm bệnh xâm nhập từ bên ngoài và cả những tác nhân bên trong, bảo vệ sức khỏe mẹ và bé. 

Cải thiện tình trạng ốm nghén

Nếu bạn bị ốm nghén nặng, ăn không ngon, luôn gặp tình trạng ăn vào là nôn ói thì hãy thử thêm một vài lát gừng vào nước mía và uống. Cách làm này giúp ổn định dạ dày và cổ họng, giảm triệu chứng nghén hiệu quả. Đồng thời, nước mía còn kích thích mẹ bầu ăn ngon miệng hơn đấy. 

Bầu uống nước mía được không? Nước mía giúp giảm triệu chứng nghén

Giảm cảm giác mệt mỏi

Lượng đường cao có trong nước mía giúp mẹ bầu cảm thấy tinh thần phấn chấn hơn, cải thiện được cảm giác mệt mỏi, uể oải khi mang bầu. Nếu cảm thấy tâm trạng buồn bực khó chịu, bạn có thể uống một cốc nước mía để cải thiện. 

Có lợi cho thai nhi

Bạn không nghe lầm đâu, ngoài việc bầu uống nước mía được không, nước mía còn là thức uống đem lại nhiều lợi ích sức khỏe đối với thai nhi. Hàm lượng axit folic dồi dào có trong nước mía giúp đề phòng chứng dị tật bẩm sinh ở trẻ, tăng khả năng phát triển toàn diện, bồi bổ não bộ, các cơ quan phát triển bình thường và khỏe mạnh. 

Dưỡng da mẹ bầu khỏe đẹp 

Những loại vitamin đa dạng trong nước mía còn giúp dưỡng da mẹ bầu sáng mịn, trắng trẻo hơn. Bên cạnh đó, nhiều lời truyền miệng dân gian còn cho biết, khi bà bầu uống nước mía thường xuyên, khi con sinh ra sẽ có làn da trắng sáng tự nhiên và khỏe mạnh hơn đấy. 

Hỗ trợ chứng táo bón khi mang thai

Nếu bạn đang gặp vấn đề về táo bón khi mang bầu, hãy thử uống nước mía đều đặn. Thành phần của nước mía ngoài vitamin thì còn có chứa rất nhiều chất xơ, hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh và hạn chế táo bón. 

Bạn có thể tham khảo thêm: Bà bầu ăn nhãn được không? Tìm hiểu nhanh để ăn nữa

Những lưu ý không nên bỏ qua khi bà bầu uống nước mía

Tuy nước mía có nhiều lợi ích cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi nhưng nếu quá lạm dụng có thể sẽ để lại nhiều hậu quả khôn lường đối với sức khỏe. Do đó, mẹ bầu cần lưu ý những điều sau để sử dụng nước mía trong thai kỳ một cách hiệu quả: 

  • Mỗi ngày, mẹ bầu chỉ nên uống từ 100 – 200ml nước mía, không nên uống hơn vì đây là thức uống chứa nhiều đường, có thể ảnh hưởng đến đường huyết và gây bệnh tiểu đường thai kỳ; 
Nước mía có nhiều công dụng nhưng không nên uống quá 200ml/ngày
  • Nên chọn mua nước mía ở những địa chỉ uy tín, chất lượng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • Nước mía có nhiều dưỡng chất và tốt cho sức khỏe nhất khi vừa ép xong nên bà bầu nên uống nước mía mới ép, không nên để quá lâu; 
  • Khi bà bầu uống nước mía, hãy cho ít đá hoặc ướp lạnh nước mía để uống, giảm khả năng đau rát họng khi sử dụng nhiều đá; 
  • Nếu mẹ bầu có tiền sử bị bệnh tiểu đường hoặc đang bị tiểu đường thai kỳ không nên uống nước mía vì khả năng dẫn đến nguy cơ về sức khỏe rất cao. 

Hy vọng bài viết trên có thể giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc bầu uống nước mía được không. Khi mang thai, mẹ bầu cần thường xuyên khám thai định kỳ theo khuyến cáo từ bác sĩ và có chế độ ăn uống cân bằng, đủ chất, bổ sung thêm canxi, sắt và một số khoáng chất khác. 

Related Posts

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Liên quan nhất