Dư ối là gì? Mẹ bầu cần lưu ý gì khi bị dư ối?

Khi thai nhi còn trong bụng mẹ sẽ được bao quanh bởi túi ối và nước ối. Vậy dư ối là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng dư ối? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết về hiện tượng này. 

Dư ối là gì? 

Nước ối là một dạng chất lỏng có chứa chất dinh dưỡng, màu vàng nhạt hoặc trong suốt, bắt đầu xuất hiện từ tuần thai thứ 12 và bao bọc thai nhi, cùng với túi ối bảo vệ, nuôi dưỡng thai nhi. Nước ối đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của trẻ với những công dụng như: 

  • Bảo vệ thai nhi khỏi những tác động từ bên ngoài, hoạt động như một lớp đệm để giữ thai nhi luôn được nâng niu; 
  • Ổn định nhiệt độ trong tử cung, đóng vai trò như một lớp cách nhiệt, giữ ấm, làm mát, ổn định nhiệt độ bên trong thai nhi; 
  • Tránh được những mầm bệnh xâm nhập vào thai nhi vì trong nước ối có chứa kháng thể của mẹ; 
Nước ối làm nhiệm vụ bảo vệ và nuôi dưỡng thai nhi
  • Thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển toàn diện ở trẻ, đặc biệt là phổi và hệ tiêu hóa thông qua cách thở, nuốt nước ối và bài tiết ra ngoài; 
  • Phát triển hệ thống cơ, xương vững chắc, thai nhi được nổi bên trong túi ối, tự do di chuyển, thúc đẩy cơ xương phát triển hơn; 
  • Bôi trơn cho những bộ phận trên cơ thể như ngón tay, ngón chân,… không bị dính liền lại với nhau; 
  • Hỗ trợ phần nào giúp dân rốn không bị nén, chèn ép thai nhi. 

Nước ối bắt đầu xuất hiện từ tuần thứ 12 và có xu hướng phát triển mạnh nhất vào tam cá nguyệt thứ 3. Trong khoảng thời gian từ tuần thai thứ 24 – 36, lượng nước ối đạt đỉnh cao nhất, có thể lên đến 1 lít và sau thời gian này, đến khi thai nhi chào đời, lượng nước ối bắt đầu giảm. 

Bạn có thể tham khảo thêm: Giải đáp thắc mắc cho bà bầu: Vỡ ối bao lâu thì sinh?

Vậy dư ối là gì? Dư ối là tình trạng nước ối trong túi ối nhiều hơn mức trung bình. Theo chỉ số xét nghiệm cho thấy, tình trạng nước ối bị dư thể hiện thông qua: 

  • AFI = 6 – 18: Nước ối bình thường; 
  • AFI = 12 – 25: Dư ối; 
  • AFI > 25: Đa ối; 
  • AFI < 5: Thiếu ối; 
  • AFI < 3: Vô ối. 

Ngoài tình trạng nước ối bình thường, tất cả những hiện tượng khác đều có ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe thai nhi và mẹ bầu, trong đó có dư ối là gì. Dư ối thực chất còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và tình trạng thực tế để xác định được những biến chứng hoặc nguy hiểm lên sức khỏe thai nhi. Tuy nhiên, đây vẫn là hiện tượng có thể khắc phục được khi phát hiện sớm nên mẹ bầu không cần quá lo lắng khi bị dư ối. 

Dư ối là gì? Dư ối là khi chỉ số AFI từ 12 – 25, có thể do tiểu đường thai kỳ

Nguyên nhân bị dư ối

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng dư ối, dư ối là gì. Đầu tiên phải kể đến nguyên nhân từ người mẹ: 

  • Thai phụ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, đặc biệt là trong 3 tháng cuối mang thai dễ bị dư ối nhất; 
  • Mẹ bầu có kháng thể bất thường, kháng Rh cùng một số bệnh huyết tán khác gây nên dư ối; 
  • Mang thai đôi hoặc ba; 
  • Bà bầu bị loạn dưỡng tăng trương lực cơ trong quá trình mang bầu. 

Ngoài nguyên nhân đến từ người mẹ –  thì thai nhi cũng là nhân tố dẫn đến dư ối:

  • Bất thường xuất hiện trong nhiễm sắc thể; 
  • Song thai hoặc đa thai có dấu hiệu của hội chứng truyền máu song thai; 
  • Thai nhi xuất hiện dị tật bẩm sinh nên không uống nước ối và đào thải ra ngoài như bình thường. Các dị tật thường gặp là hở hàm ếch, môi vị hẹp, khiếm khuyết hệ thần kinh trung ương hoặc cấu trúc hệ tiêu hóa gặp vấn đề,…

Nguyên nhân gây dư ối đến từ nhau thai: 

  • U mạch máu màng đệm dẫn đến suy tim thai vô cùng nguy hiểm; 
  • Viêm nội mạc tử cung ở người mẹ; 
  • Tổn thương bánh nhau; 
  • Phù rau thai. 

Bị dư ối cần lưu ý điều gì? 

Ngoài thắc mắc dư ối là gì, nhiều mẹ bầu cũng đắn đo, phân vân không biết khi bị dư ối nên làm thế nào để cải thiện. Đầu tiên, tình trạng dư ối hay thiếu ối thường chỉ được phát hiện thông qua các kiểm tra chuyên sâu, khó nhận biết bằng những dấu hiệu thông thường nên để đảm bảo sức khỏe, mẹ bầu cần khám thai định kỳ theo khuyến nghị của bác sĩ, đặc biệt là trong những tháng cuối mang thai. Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần lưu ý những điều sau: 

Nghỉ ngơi nhiều hơn: Đi ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc, thường xuyên nghỉ ngơi, thư giãn vừa đem lại tinh thần thoải mái cho bà bầu, vừa hỗ trợ cải thiện trình trạng dư ối. 

Bà bầu bị dư ối nên nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh căng thẳng, lo lắng

Hạn chế đường trong máu: Tiểu đường thai kỳ có thể là nguyên nhân gây dư ối và tình trạng dư ối ngày một nặng hơn nên kiểm soát lượng đường trong máu là điều cần thiết với các mẹ bầu đang dư ối. 

Khám thai đúng lịch: Khám thai thường xuyên, đúng lịch là cách hiệu quả nhất để bảo vệ con yêu, sớm phát hiện vấn đề bất thường và được điều trị tích cực, hiệu quả nhất. 

Hy vọng những thông tin mà bài viết trên đem lại đã giúp bạn lý giải được dư ối là gì. Nếu còn thắc mắc nào về tình trạng dư ối hoặc những vấn đề liên quan đến nước ối khi mang bầu, bạn có thể tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên môn để nắm được thông tin chính xác nhất. 

Related Posts

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Liên quan nhất