Có thai bao lâu thì nghén? Cách giảm triệu chứng nghén hiệu quả

Ốm nghén khi mang thai là điều bình thường mà hầu hết các mẹ bầu đều trải qua. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu lần đầu mang thai không khỏi thắc mắc có thai bao lâu thì nghén. Để giải đáp câu hỏi trên, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây. 

Có thai bao lâu thì nghén? 

Nghén, hay còn gọi là ốm nghén là hiện tượng thai phụ nhạy cảm trên mức bình thường với mùi hương, dẫn đến phản ứng buồn nôn, nôn ói khi bị nhạy cảm quá mức. 

Ốm nghén khi mang bầu là hiện tượng sinh lý bình thường

Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường khi mang bầu do kích thích từ nội tiết tố và các yếu tố khác trong cơ thể, hormone tăng cao đột ngột. Khi các hormone trong cơ thể dần ổn định, thường là sau 3 tháng đầu, thai phụ sẽ giảm dần triệu chứng ốm nghén. Tuy nhiên vẫn có không ít trường hợp mẹ bầu nghén từ khi mang thai đến lúc sinh con. 

Vậy có thai bao lâu thì nghén? Theo các cuộc khảo sát gần đây cho thấy, có đến hơn 70% mẹ bầu có biểu hiện nghén khi mang thai, thường bắt đầu xuất hiện từ tuần thứ 6 hoặc 7 của thai kỳ. Trên thực tế, có những trường hợp ốm nghén sớm hoặc muộn hơn, tùy thuộc vào cơ địa, thể trạng của mỗi người. 

Nghén là một trong những biểu hiện đầu tiên cho thấy phụ nữ mang thai nên đây có thể là dấu hiệu nhận biết mang bầu mà bạn cần lưu ý. Ngoài tìm hiểu có thai bao lâu thì nghén, thai phụ cũng nên quan tâm đến những biểu hiện khác khi mang bầu như nội tiết tố thay đổi, tâm trạng thất thường, căng tức ngực, mất kinh,… 

Bà bầu nghén nặng nhất khi nào? 

Bên cạnh việc thắc mắc có thai bao lâu thì nghén, nhiều mẹ bầu cũng đặt câu hỏi về khoảng thời gian phản ứng ốm nghén diễn ra mạnh nhất. Theo lý giải từ nhiều chuyên gia, bác sĩ cho biết, khi nào ốm nghén nặng nhất còn phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. Bởi có người ốm nghén trong 3 tháng đầu rồi ngừng hẳn nhưng cũng có những trường hợp kéo dài thời gian ốm nghén đến suốt thai kỳ. 

Vậy có thai bao lâu thì nghén? Nghén nặng nhất khi nào? Khoảng thời gian nghén nặng nhất của trung bình phụ nữ Việt là khoảng từ tuần thai thứ 9 đến tuần thai thứ 10. Đây là thời điểm hormone trong cơ thể có sự sản sinh mạnh mẽ nhất, dẫn đến nhiều phản ứng trên cơ thể như buồn nôn, nghén, chán ăn, cáu gắt, dễ xúc động,…

Có thai bao lâu thì nghén? Tuần thứ 6 hoặc 7 sẽ xuất hiện dấu hiệu nghén

Sau khoảng thời gian này mẹ bầu có thể yên tâm vì nồng độ hormone đang giảm dần và ổn định hơn, triệu chứng ốm nghén cũng nhờ đó mà ít lại rồi dần biến mất đến khi em bé chào đời. Nhưng nếu bạn vẫn duy trì nghén khi đã qua 3 tháng đầu thì cũng không nên quá lo lắng, cần đảm bảo khám định kỳ thường xuyên, đều đặn và làm theo những lời khuyên từ bác sĩ. 

Bạn có thể tham khảo thêm: Các món ăn vặt tốt cho mẹ khi mang thai

Ốm nghén nặng cần làm gì để cải thiện? 

Sau khi tìm hiểu nguyên nhân cũng như có câu trả lời cho thắc mắc có thai bao lâu thì nghén, bạn cũng cần ghi nhớ một vài lưu ý để hạn chế phản ứng ốm nghén nặng gây ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Ốm nghén là hiện tượng, phản ứng sinh lý tự nhiên của cơ thể nên khi nhận thấy có dấu hiệu nghén, bạn cần đi khám, siêu âm kỹ càng. Khi có dấu hiệu ốm nghén quá nặng, gây ảnh hưởng xấu đến khẩu vị, ăn uống, sức khỏe thì hãy áp dụng những mẹo cải thiện sau: 

  • Uống đủ nước: Nước có thể giúp quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra thuận lợi hơn, hạn chế mất cân bằng nội tiết và nồng độ hormone khiến cơ thể có phản ứng nghén nặng. Mẹ bầu cần đảm bảo uống ít nhất 2.5 lít nước mỗi ngày. 
  • Nghỉ ngơi nhiều hơn: Khi có triệu chứng ốm nghén nặng, bạn không nên quá lo lắng, bất an hoặc làm việc quá sức. Thay vào đó, hãy tăng thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ 8 tiếng/ngày, nghỉ trưa đầy đủ và có những khoảng thời gian riêng để thư giãn. 
  • Uống trà gừng giảm ốm nghén: Một cách giảm ốm nghén nữa bạn có thể áp dụng là uống trà gừng. Gừng có tính ấm, khi uống vào làm ấm cơ thể, tinh dầu trong gừng còn có tác dụng an thần, cải thiện mệt mỏi và chống nôn ói hiệu quả. 
Uống trà gừng làm ấm cơ thể, giảm triệu chứng nôn ói khi nghén
  • Ăn uống lành mạnh: Nếu việc ốm nghén ảnh hưởng đến ăn uống hàng ngày, mẹ bầu cần thay đổi thực đơn dinh dưỡng để phù hợp hơn. Ví dụ khi bạn ngửi thấy mùi cá thì buồn nôn và không muốn ăn, vậy hãy thay nguồn đạm từ cá bằng thịt bò, thịt gà hoặc hải sản đều được. 
  • Chia nhỏ bữa ăn: Một bí quyết giúp mẹ bầu đầy đủ dinh dưỡng, ăn được nhiều hơn dù đang trong thời gian ốm nghén, đó là chia nhỏ bữa ăn trong ngày. Bạn có thể chia thành 5 – 6 bữa, bao gồm cả bữa chính và bữa phụ để phù hợp hơn với thời điểm vị giác nhạy cảm này. 

Mong rằng những thông tin mà Nhật ký mẹ bầu vừa chia sẻ trong bài viết trên có thể giúp mẹ bầu giảm nghén, biết được có thai bao lâu thì nghén, từ đó có phương án cải thiện phù hợp. Nếu tình trạng nghén quá nặng khiến bạn không thể ăn uống nhiều, hãy liên hệ bác sĩ để được tư vấn điều trị chuyên sâu hơn. 

Related Posts

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Liên quan nhất