Mục Lục Bài Viết
Bệnh Bẩm Sinh Ở Trẻ
Bệnh bẩm sinh là gì ?
Chúng ta ai cũng mong muốn thiên thần của mình ra đời luôn được khỏe mạnh và phát triển một cách toàn diện đúng không các bố mẹ ơi !!!
Tuy nhiên các căn bệnh khuyết tật bẩm sinh thường là hiếm thế nhưng không phải là không có. Chỉ một số là có tính di truyền, còn những khuyết tật khác là do tác dụng của thuốc, phóng xạ, bệnh nhiễm trùng hay rối loạn chuyển hóa trên thai nhi.
Các tổ chức tế bào nào của thai đang phát triển mạnh nhất vào lúc yếu tố bất lợi hoạt động thì sẽ là những tổ chức có nhiều khả năng chịu tác hại nhất
Càng ngày càng có nhiều khuyết tật có thể được phát hiện trước khi sinh và được chữa trị thành công ngay sau khi sinh.
Chứng Vẹo Chân
Một số bé sơ sinh – con trai thường hay bị gấp 2 lần con gái – sinh ra đã bị gan bàn chân 1 bên hay cả 2 bên úp xuống và xoay vào trong, hoặc ngửa lên và xoay ra ngoài.
Người ta chưa hiểu rõ nguyên nhân của tật vẹo chân, nhưng tật này có thể là do di truyền. Bàn chân sẽ được nắn lại trong vài tháng, và đưa vào đúng tư thế bằng dây kéo hay bằng nẹp vào giữa những đợt nắn lại.
Nếu cần tới phẫu thuật, việc này có thể tiến hành khi bé được 13 tuần cho tới 9 tháng tuổi.
Trật Khớp Hông
Có khoảng 0,4% số trẻ sơ sinh có lồi cầu xương đùi không khít chặt vào ổ khớp trên xương chậu.
Chứng này thường gặp ở con gái nhiều hơn con trai và thường là sau khi sinh ngôi mông. Ngoài ra còn có thể bị ở những thai kỳ có quá ít nước ối trong tử cung một cách bất thường.
Theo thông lệ, trong lúc khám tổng quát cho bé sau khi lọt lòng, bác sĩ hay nữ hộ sinh sẽ kiểm tra các khớp xương hông bé xem có bị lệch quá đáng không.
Các phương pháp trị liệu như nắn và đặt nẹp có thể được áp dụng để chỉnh sửa lại khớp bị tật. Trong những trường hợp nghiêm trọng, có thể phải cần đến phẫu thuật.
Tật Lỗ Tiểu Lệch Thấp
Có một số rất ít các em bé trai – khoảng 0,3% – có lỗ tiểu không nằm ở cuối niệu đạo mà hơi lùi về phía sau ở mặt dưới dương vật.
Trong đa số trường hợp, lỗ này nằm về phía đầu, nhưng trong một số trường hợp lỗ lại nằm ở dưới phần thân dương vật.
Một số ca nghiêm trọng, dương vật có hình cong. Hiếm gặp hơn nữa là lỗ tiểu nằm giữa bộ phận sinh dục và hậu môn
Đối với căn bệnh này người ta thường tiến hành phẫu thuật trước khi bé lên 2 tuổi, để cho bé đi tiểu được bình thường, và về sau này bé có thể giao hợp được bình thường.
Căn bệnh này dù có ở giai đoạn nghiêm trọng nhất nhưng cũng không thể gây ra vô sinh cho bé.
Bệnh Tim Bẩm Sinh
Nhắc đến bệnh tim thì ai cũng nói rằng căn bệnh dành do người giàu.
Dạng bệnh tim bẩm sinh thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh là bị lỗ hỏng trên vách ngăn tâm thất – bức vách mỏng ngăn giữa tâm nhất phải và tâm thất trái ( là 2 ngăn chính của trái tim ) .
Các triệu chứng bệnh tim bẩm sinh
- Bé hay thở hổn hển, đặc biệt là trong khi đang bú, khi khóc .
- Bé biếng ăn và chậm lên cân.
- Môi, da, đầu ngón tay, ngón chân của bé bị tím lại.
- Nồng độ oxy của bé thấp và hay ngất.
- Bé thỉnh thoảng bị đau ngực.
- Nhịp tim của bé đập không đều.
Tuy nhiên có khi bé không lộ ra triệu chứng nào cả và bác sĩ chỉ đơn thuần để ý thấy có một ẩm thổi và tình cờ phát hiện ra căn bệnh trong một lần khám theo thông lệ.
Các lỗ hổng nhỏ thường tự nhiên sẽ khép liền lại, tuy nhiên nếu lỗ hổng không tự động khép lại, thì có thể cần đến trị liệu bằng phẫu thuật.
Sứt Môi Và Hở Hàm Ếch
Chứng sứt môi là tình trạng bị nứt hay tách những thành phần đáng lẽ ra phải liền ở môi và hàm ếch.
Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, có những khu vực riêng rẽ trên mặt và đầu một em bé phát triển riêng lẻ, rồi sau mới gắn liền nhau.
Khi tiến trình gắn liền không được diễn ra hoặc không được hoàn chỉnh, em bé sinh ra có thể với chứng sứt môi một bên hay cả hai bên, có hay không kèm theo chứng hở hàm ếch.
Đôi khi vẫn có thể cho em bé bú mẹ được, bằng cách sử dụng một cái khiên che núm vú. Có thể khi đó một chút sữa sẽ chảy ngược ra lỗ mũi nhưng điều đó không ảnh hường gì đến bé.
Khi mắc phải căn bệnh này chúng ta có thể phẩu thuật cho bé không lau sau khi sinh hay là vài tuần sau đó. Vòm miệng sẽ được khâu liền lại khi em bé được từ 6 đến 9 tháng tuổi.
Trong một vài trường hợp có thể còn cần phải phẫu thuật thêm nữa.
Những trẻ em bị phải chứng này sẽ được một nhóm chuyên viên chăm sóc, theo dõi để quan sát khả năng nói, nghe, răng miệng và sẽ can thiệp nếu xét thấy cần thiết.
Có những tổ chức tính nguyện hỗ trợ cho các bậc cha mẹ có bé không may khi mắc phải căn bệnh dị tật này.
Hội Chứng Down
Đây có lẽ là căn bệnh thường gặp nhất trong một loạt căn bệnh có tên là tam nhiễm sắc thể, trong đó một cặp nhiễm sắc thể có thể dư ra một, thành ra cặp ba.
Trong hội chứng Down có 3 nhiễm sắc thể thứ 21. Các trẻ em mắc phải căn bệnh này đều có mặt tròn, lưỡi có khuynh hướng thè ra, với đôi mắt xếch và da có nếp gấp ở khóe mắt bên trong. Đằng sau đầu thường dẹt
Các trẻ này thường những em bé èo uột, có bàn tay ngắn và rộng với một đường chỉ tay duy nhất ngang qua bàn tay.
Những triệu chứng khác có thể gồm cả bệnh tim bẩm sinh. Các em bé bị hội chứng Down thường hay bị chậm phát triển, mặc dù mức độ chậm phát triển có thể khác biệt nhau rất nhiều. Có nhiều bè thì gân như bình thường.
Chúng thường là những đứa trẻ dễ mến và vui vẻ. Việc giáo dục ngay từ đầu và chăm sóc chu đáo nhiều khi các trẻ này phát triển tốt và một số khi trưởng thành có thể sống độc lập được.
Chứng Hẹp Môn Vị
Môn Vị : Là ngõ dẫn từ bao tử qua ruột non.
Chứng bênh này là môn vị của trẻ bị hẹp lại do cơ vòng ở đây dầy lên. Bác sĩ vẫn chưa biết rõ nguyên nhân do đâu thế nhưng theo nghiên cứu thì đc thấy là tỷ lệ bé trai mắc phải nhiều hơn ở bé gái.
Các triệu chứng thường xuất hiện lần đầu lúc em bé được từ 2 đến 4 tuần tuổi, mặc dù có thể xuất hiện sớm hơn.
Bao tử của bé co thắt một cách mạnh mẽ trong một nỗ lực ép cho thức ăn tích lũy vượt qua được lỗ hẹp môn vị.
Tuy nhiên điều này không thể nào đạt được và tất cả những gì có trong bao từ bị nôn ói ra mạnh đến độ vọt ra xa tới 1 mét gọi là nôn vọt.
Em bé cũng có thể bị táo bón và triệu chứng mất nước cũng có thể là một nguy cơ, nên hãy đưa bé đi bác sĩ ngay nếu bé bị tật này nhé các Mom.
Các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm siêu âm để xác định chẩn đoán. Có khi sẽ phải phẫu thuật nong rộng môn vị có thể được thực hiện, chữa khỏi hăn căn bệnh này cho bé.
Hậu Môn Không Có Lỗ
Trong các trường hợp hiếm gặp, hậu môn của bé có thể bị bịt kín, hoặc là do có một mang da mỏng đậy trên lỗ hậu môn.
Em bé phải được chữa trị ngay bằng phẫu thuật. Mỗi em bé sinh ra, theo thông lệ, đều được kiểm tra xem có bị căn bệnh này không để có phương án điều trị kịp thời cho bé.